
Sàn gỗ và các thành phần cấu tạo
Hiện nay, việc sử dụng sàn gỗ trong các công trình được áp dụng khá nhiều, nhưng việc bảo quản và sử dụng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy, nếu đang hoặc sẽ sử dụng sàn gỗ, bạn nên tham khảo qua bài viết sau để nắm những điều quan trọng cần biết về sàn gỗ.
Khái niệm sàn gỗ
Khi mà chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về nhà ở, đặc biệt sàn (là bộ phận chính của các công trình) cũng trở nên kén chọn hơn. Không còn hài lòng về các loại vật liệu truyền thống như gạch men, sứ…người ta đã tìm đến gỗ, mang những ưu điểm vượt trội như mùa đông ấm, mùa hè mát, chống trơn trượt. Việc thi công, lắp đặt cũng rất dễ dàng, thông thường chỉ mất từ 1 đến 2 ngày, đơn giản hơn lát gạch rất nhiều.
sàn gỗ cũng có một số nhược điểm cần chú ý như khả năng chịu nước, mối mọt, giá thành thường khá cao. Tuy vậy, với vẻ đẹp sang trọng, có thể kết hợp với nhiều phong cách kiến trúc nội thất khác nhau, loại vật liệu này đang là sự lựa chọn hàng đầu của các kiến trúc sư, nhà thầu nội thất và được thị trường rất ưa chuộng
Sàn gỗ có thể phân thành hai dòng chính: Tự nhiên và công nghiệp.
Sàn gỗ tự nhiên
Được làm gần như 100% gỗ tự nhiên với nguồn gốc từ rừng nguyên sinh hoặc cây trồng theo quy hoạch khép kín, sản sàn gỗ tự nhiên có những ưu điểm vượt trội như là loại vật liệu thân thiện với môi trường, chịu nước tốt, độ bền cao. Bên cạnh đó dòng sản phẩm này cũng có một số nhược điểm như có thể bị cong vênh, co ngót khi thời tiết thay đổi.
Sàn gỗ công nghiệp
Với nguyên liệu gồm 85% bột gỗ tự nhiên, còn lại là keo dính và các chất phụ gia được ép lại với mật độ cao, sàn gỗ công nghiệp sở hữu những ưu điểm riêng như tính đồng nhất (các thanh gỗ có quy cách chuẩn về kích thước, bề mặt…), chống cong vênh, co ngót và nhất là giá thành thường rẻ hơn so với sàn gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, nồng độ Formandehit trong sàn gỗ công nghiệp luôn là điều khiến người tiêu dùng đắn đo khi lựa chọn.
Chúng tôi xin giới thiệu về trang chủ : https://baochauco.com/ chuyên nghiệp nhất hiện nay
Sàn gỗ và các thành phần cấu tạo
Cấu tạo của Sàn gỗ công nghiệp gồm 4 lớp và hèm khóa
Lớp phủ bề mặt: Tạo độ cứng cho bề mặt sàn, chống va đập, chống xước, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, mối mọt đồng thời giúp sàn có thể dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng.
Lớp phim (Decorative Film): Tạo nên màu sắc và vân gỗ.
Lớp cốt gỗ: Quyết định chất lượng của sàn. Các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp có lớp cốt gỗ bằng HDF (High Density fiberboard – Ván sàn mật độ cao) trên 900m3/kg. Lớp cốt gỗ gồm 80 -85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ.
– Lớp lót sàn: Có tác dụng ngăn chặn sự tiếp xúc của ván gỗ với môi trường, ổn định bề mặt dưới.
– Hèm khóa: Bộ phận liên kết các tấm gỗ với nhau.
Cấu tạo của sàn gỗ tự nhiên tùy theo từng nhà sản xuất khác nhau
Không cố định theo một quy chuẩn, nhưng về mặt bằng chung sàn gỗ tự nhiên thường gồm 2 lớp và hèm khóa.
– Lớp phủ UV làm tăng độ bền, khả năng chịu lực va đập, chống xước, chống mài mòn của sàn.
– Lớp cốt gỗ: Với nguyên liệu 100% từ gỗ tự nhiên, được khai thác từ rừng nguyên sinh hoặc rừng trồng theo quy hoạch khép kín. Sau khi khai thác, các cây gỗ này được chuyển tới nhà máy, cắt xẻ theo các khuôn mẫu (kích thước, độ dày) xác định.
– Hèm khóa: Bất cứ loại sàn gỗ nào cũng phải có bởi chúng có vai trò liên kết các tấm gỗ thành một thể hoàn chỉnh. Các loại hèm khóa tốt có khả năng chống bụi bẩn, vi khuẩn, thậm chí hạn chế cả nước ngấm vào.
Sàn gỗ Engineer (hay sàn gỗ kỹ thuật)
Về bản chất, sàn gỗ Engineer có thể được xếp vào loại sàn gỗ tự nhiên, nhưng ở dạng ghép các mảnh (lớp) gỗ nhỏ với nhau, được cấu tạo gồm 2 lớp:
– Lớp bề mặt: Đây là lớp mặt gỗ tự nhiên, có độ dày khoảng 2 – 5mm, để nguyên thanh hoặc ghép với nhau theo dạng FJL (ghép so le) hay UNI (ghép theo chiều dọc). Bề mặt này được phủ sơn UV hoặc quét dầu tùy theo yêu cầu của khách hàng.
– Lớp đáy được tạo thành từ cốt Plywood (gồm 10 đến 15 tấm ván mỏng được ép lại) hoặc từ các lớp gỗ tự nhiên ghép ngang.
Sàn gỗ và các phân mức giá
Sàn gỗ tự nhiên có mức giá khá đắt đỏ
Với nguyên liệu từ gỗ tự nhiên nguyên tấm nên sàn gỗ tự nhiên thường có giá thành khá cao. Tuy nhiên, được mệnh danh là loại vật liệu lát sàn cao cấp, dòng sản phẩm này vẫn rất được ưa chuộng, phục vụ cho các khu biệt thự sang trọng, căn hộ cao cấp.
Sàn gỗ công nghiệp với 3 phân khúc: Giá rẻ, tầm trung và cao cấp
Trên thị trường hiện nay có hơn 100 trăm thương hiệu sàn gỗ khác nhau với chủng loại, mẫu mã, chất lượng, cũng như giá cả khác nhau. Trong đó chia ra thành 2 nhóm sản phẩm chính là sàn gỗ công nghiệp sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Các dòng sản phẩm sàn gỗ công nghiệp sản xuất trong nước thường có mức giá khá rẻ, tuy nhiên chất lượng chưa cao và chủ yếu do các đại lý đặt nhà máy trong nước sản xuất gia công theo thương hiệu cá nhân của mình.
Nhóm thứ 2 chiếm phần lớn thị phần là các sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia với mức giá tầm trung.
Trong nhóm 2 đặc biệt được ưa chuộng là các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp từ châu Âu (Đức, Áo, Thụy Sĩ, Ba Lan..) với những đặc tính như: mẫu mã đẹp, chịu nước tốt, chống cong vênh, chống mài mòn tốt, độ bền cao, và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Giá của dòng sàn gỗ này khá cao, thậm chí có những thương hiệu sánh ngang với sàn gỗ tự nhiên.
Tổng kết
Tuy nhiên, khi bạn đang loại bỏ sàn cũ, bạn nên kiểm tra sàn phụ của gạch ban đầu để đảm bảo rằng nó bằng phẳng nhất có thể trước khi lắp khóa SPC. Khi lắp đặt sàn nhựa kết cấu chịu lực, nhìn chung cần phải có bề mặt sàn hoàn hảo, không bị móp, mọt, gồ ghề. Do đó, khi lắp đặt, việc lát sàn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.